Ăn Tết ở Nhật


Từ ngày lấy chồng và sang sống định cư ở Nhật, mình có cơ hội để hòa mình vào không khí của ngày xuân ở quê hương chồng. Như đã giới thiệu với các bạn trong bài Các món ăn ngày Tết là ở Nhật người ta không ăn Tết âm lịch như bên mình mà ăn Tết theo phương Tây. Tuy nhiên khác mà lại giống, vì Tết dương lịch ở Nhật, họ cũng có đầy đủ những phong tục tập quán như Tết cổ truyền ở Việt Nam vậy. Còn bây giờ thì như đã hứa, mời các bạn cùng tìm hiểu nhật ký những ngày Tết Nhật của Mira nhé !!!

Vào những ngày giáp Tết, cũng giống như ở Việt Nam mình, người Nhật sẽ có phong tục dọn dẹp, tổng vệ sinh nhà cửa trước Tết (trong tiếng Nhật gọi là osouji). Việc dọn dẹp nhà cửa như vậy không chỉ đơn thuần là để làm sạch đẹp nhà để đón xuân mà còn mang ý nghĩa tín ngưỡng để chào đón Toshigami (thần linh của năm mới) đến thăm và chúc phúc cho từng nhà. Bên cạnh việc dọn dẹp nhà cửa, người Nhật còn trang trí trước cửa nhà những loại cây đặc biệt mang ý nghĩa may mắn trước cửa nhà. Ví dụ như trong hình là nhà của ba mẹ chồng Mira, và trước cửa nhà thì có trang trí bởi cây may mắn tượng trưng cho năm mới phát tài, tiền vào như nước.

Close up cây phát tài nhà mình nè

Ngoài ra trước cửa nhà còn trang trí 1 biểu tượng giống như bùa năm mới, trong tiếng Nhật gọi là Shimekazari … Ngày xưa, người ta tin là loại bùa này có thể giúp đón thần năm mới vào thăm nhà và xua đuổi quỉ dữ. Hình dạng của loại bùa trang trí này thì rất đa dạng với nhiều kiểu khác nhau, nhưng chủ yếu được bện bằng rơm và có ý nghĩa đều như nhau. Ngoài ra, nhiều người còn gắn bùa này lên trên xe hơi trong năm mới nhằm cầu mong cho việc lái xe an toàn.

Shimekazari

Đến trang trí trong nhà thì có Kagamimochi, cái cục màu trắng là bột nếp của Nhật và được trang trí với 1 trái cam ở bên trên. Cục bột nếp này được trang trí trong nhà như món ăn dâng lên vị thần linh năm mới.   Ngày xưa thì nguyên cục bột này là bột nếp thiệt, nhưng bây giờ chỉ là cái hộp bằng nhựa và bên trong thì có chứa những viên bột nếp sấy khô. Vào ngày kagami biraki , 11 tháng Giêng, người ta sẽ lấy bột nếp trong hộp ra để nấu chè đậu đỏ zenzai để ăn.

Kagamimochi

Vào đêm giao thừa gọi là omisoka, cả gia đình sau khi ăn cơm tối sẽ quây quần xem chương tivi ca nhạc cuối năm, gọi là Kouhaku … Chương trình ca nhạc bao gồm 2 đội, đội đỏ gồm các nghệ sĩ nữ và đội trắng gồm các nghệ sĩ nam sẽ lần lượt trình diễn những ca khúc hits của năm, và cuối cùng ban giám khảo sẽ lựa ra đội chiến thắng trong năm đó.

Vừa xem ti vi, vừa uống trà và ăn wagashi nè, cute hem?

Sau khi chương trình ca nhạc kết thúc và đồng hồ điểm 12 giờ, thời khắc chính thức bước qua năm mới thì cả nhà mình sẽ cùng nhau ăn món mì soba đặc biệt, gọi là toshikoshi soba, món mì để tiễn năm cũ và đón năm mới.

Toshikoshi soba

Sau khi ăn mì soba xong thì mình và chồng đi chùa đầu năm, gọi là hatsumode. Người Nhật có phong tục đi chùa trong ngày đầu của năm mới để cầu chúc may mắn và hạnh phúc. Do vậy, sau đêm giao thừa là ở các đền chùa chật cứng người đi cúng phật. Mình vẫn còn nhớ kinh nghiệm đau thương là hồi mới qua Nhật ham vui đi chùa ở 1 cái đền nổi tiếng ở Tokyo là Meiji Shrine trong đêm giao thừa và phải đứng xếp hàng rồng rắn đợi đến 3 giờ sáng trong mùa đông lạnh giá. Ôi,, nghĩ lại còn thấy khiếp. Nên bây giờ mình rút kinh nghiệm, không bao giờ đi chùa to hay nổi tiếng mà chỉ đi mấy cái đền nhỏ nhỏ gần nhà cho đỡ vất vả.

Trong khu đền lúc nào cũng có 1 đống lửa thật to để mọi người quây quần và sưởi ấm.

Ngoài ra, đống lửa còn có công dụng để đốt Shimekazari ... (bùa treo trước cửa nhà) của năm trước. Sau năm mới, họ sẽ tháo bùa xuống và cất trong nhà, đợi đến năm sau thì mang đi chùa đốt. Năm nay, mình được má chồng giao nhiệm vụ mang cái bùa đi đốt giùm ehhe

Ngoài ra trong chùa còn biểu diễn đánh trống cho người tham quan đến xem

và có phục vụ miễn phí khô mực và rượu sake ngọt amazake (giống nước cơm rượu nhà mình)

Các hoạt động trong chùa vào năm mới gồm có xếp hàng vào chánh điện để khấn vái. Sau đó xếp hàng để được lên gióng tiếng chuông đầu tiên của năm. Ngoài ra, bạn có thể xin xăm trong chùa. Xăm sau khi xin và xem xong, không được mang về nhà mà phải cột lên tấm lưới để lại trong chùa.

Xăm sau khi xin và xem xong, không được mang về nhà mà phải cột lên tấm lưới để lại trong chùa.

Hay bạn có thể mua bùa may mắn gọi là omamori… Đặc biệt bùa may mắn của Nhật đủ màu sắc và đẹp vô cùng nhé.

Omamori

Sau đó vào ngày mồng 1 thì cả gia đình sẽ ăn osechi, món ăn đặc biệt trong năm mới. Bạn có thể xem thêm thông tin về osechi trong album sau. http://www.facebook.com/media/set/?set=a.251612608237997.61061.220316194700972&type=1

Hộp đồ ăn osechi của nhà mình trong năm mới

Và 1 món ăn đặc biệt khác trong năm mới không thể thiếu là ozoni, súp được nấu từ nước dùng cá bào Katsuo, nước tương với thành phần đồ ăn là mochi (bánh nếp), rau cải, cà rốt …

ozoni do mẹ chồng mình nấu

Ngoài ra, trong năm mới, người Nhật cũng có thói quen gửi thiệp chúc Tết đầu năm, gọi là nengajou… Mình có thể tự in thiệp ở nhà, và trang trí theo ý thích, rất thú vị đó

Thiệp mình tự thiết kế hihi

Và 1 điều quan trọng khác là người Nhật cũng có phong tục lì xì cho trẻ em vào đầu năm, gọi là otoshidama… Tiền lì xì sẽ được cho vào các bao lì xì đủ màu sắc rất dễ thương

Để xem ảnh to, xin click vào links sau:

http://www.facebook.com/media/set/?set=a.260928050639786.63415.220316194700972&type=3#!/photo.php?fbid=260928200639771&set=a.260928050639786.63415.220316194700972&type=3&theater 

4 thoughts on “Ăn Tết ở Nhật

Bình luận về bài viết này