Thư viện

Sô cô la tươi trà xanh


Nguyên liệu:

150 g Sô cô la trắng (loại dùng để làm cake)

100 g kem tươi whipping cream

10 g mật ong

25 g Bơ lạt

1 tablespoon bột trà xanh

1 hộp vuông hoặc hình chữ nhật

Giấy kiếng hay giấy wrap

1 ít bột trà xanh để lăn chocolate

Khâu chuẩn bị:

Hộp hình chữ nhật lót giấy kiếng sẵn

Sô cô la trắng cắt nhỏ ra.

Bột trà xanh rây qua rây cho mịn.

Bơ lấy ra khỏi tủ lạnh để ở nhiệt độ phòng

Cách thực hiện

1. Cho whipping cream và mật ong vào nồi đun lên, để lửa to.

2. Mật ong vừa tan và cream vừa sôi lên thì tắt lửa. Rồi cho bột trà xanh đã rây mịn vào. Dùng cây đánh trứng khuấy đều.

3. Bật lửa to thêm lần nữa, vừa dùng cây đánh trứng khuấy đều đến khi hỗn hợp hơi sôi thì tắt bếp.

4. Bắt nồi xuống khỏi bếp. Trong khi hỗn hợp còn nóng thì cho sô cô la trắng vào trộn đều đến khi sô cô la tan hết. Nhớ là phải bắt bếp xuống rồi mới cho sô cô la vào, không được cho sô cô la vào lúc bếp còn lửa.

5. Sau khi sô cô la đã tan hết thì cho bơ vào và tiếp tục dùng cây đánh trứng khuấy cho đến khi hỗn hợp tan đều.

6. Đổ hỗn hợp vào khuôn có lót giấy kiếng. Sau đó lấy thêm 1 tấm giấy kiếng nữa phủ lên mặt thật kín theo kiểu ép chân không để không khí không lọt vào.

7. Cho hỗn hợp vào tủ lạnh khoảng từ 1 đến 2 tiếng cho đến khi hỗn hợp kết thành khối thì lấy ra.

8. Cho bột trà xanh rắc đều lên mặt phẳng, rồi úp 1 mặt sô cô la lên trà xanh.

Sau đó dùng rây để rây trà xanh đều lên mặt còn lại.

9. Sau cùng dùng dao cắt kẹo thành từng viên. Lưu ý vì chocolate rất mềm và dính, nên để cắt được đẹp, sau mỗi nhát cắt ta lại dùng giấy ướt để lau dao cho sạch rồi mới cắt lại nha.

Món sô cô la tươi trà xanh này phải được bảo quản trong tủ lạnh nha mọi người !

Chúc các bạn làm Nama Matcha Chocolate thành công để có món quà ý nghĩa và thơm ngon để tặng người thân yêu nhân dịp Valentine nhé !!!!

Nama Chocolate


生チョコレート- Nama Chocolate, hay Fresh Chocolate hay Sô cô la tươi, đúng như tên gọi của nó, chỉ cần cắn 1 miếng là bạn sẽ có cảm giác tươi, mát và nguyên chất liền. Lý do thứ nhất là loại chocolate đặc biệt này luôn phải được bảo quản trong tủ lạnh nên khi bạn ăn luôn sẽ có cảm giác mát lạnh. Ngoài ra cái tên sô cô la tươi 1 phần còn đến từ lý do thành phần nguyên liệu làm nên món này 30 đến 40% chủ yếu là Kem tươi (fresh cream hay nama cream trong tiếng Nhật). Nama chocolate không giống các loại sô cô la khác, vì rất mềm, rất dễ tan nên chỉ cần cho vào miệng là viên sô cô la sẽ tan chảy ra ngay … và ta cũng tan chảy ra luôn vì ngây ngất hehehhe

 Nama Chocolate có ở Nhật từ những năm 1980, nhưng bây giờ đã trở nên phổ biến ở nhiều nước khác trên thế giới. Về cách phối hợp của Sô cô la tươi thì nhiều người sẽ cho thêm 1 ít rượu rhum, sake, hay brandy để tạo hương thơm, hoặc như ở Nhật thì họ sẽ tạo ra loại sô cô la tươi trà xanh đặc biệt – Matcha Nama Chocolate.

 Hôm nay, Mira sẽ giới thiệu với các bạn trước cách làm loại Nama Chocolate căn bản nhất, với lớp phủ ngoài là bột ca cao đăng đắng. Và tuần sau thừa thắng xông lên, Mira sẽ tập làm Matcha Nama Chocolate – Sô cô la tươi trà xanh và giới thiệu công thức đặc biệt này đến các bạn sau hen !!!

Nguyên liệu:

  •  140 g Chocolate loại dùng để làm bánh (lựa loại sô cô la ngọt chứ đừng lựa loại đắng nha)
  • 45 g Bơ lạt (unsalted butter, loại bơ dùng để làm bánh)
  • 100 ml Kem tươi (whipping cream hay fresh cream)
  • 20 g Mật ong
  •  Và 1 ít bột Ca cao .

Chuẩn bị:

– Lấy bơ ra khỏi tủ lạnh cắt nhỏ, để ở nhiệt độ phòng

– Chocolate nếu bạn mua nguyên thanh thì dùng dao xắt nhỏ ra. Mình mua loại từng viên nhỏ nên cứ để thế mà xài.

– Lấy 1 cái hộp nhỏ hình chữ nhật hay hình vuông gì cũng được, bằng nhựa, nhôm hay gì cũng được; rồi dùng giấy kiếng phủ wrap bên trong hộp để sẵn.

Thực hiện:

  •  Lấy 1 cái tô cho chocolate đã cắt nhỏ vào, rồi cho whipping cream vào hòa chung, sau đó đặt lên trên miệng nồi có chứa nước. Đun sôi để nước trong nồi bốc hơi tạo hơi nóng làm whipping cream và sô cô la tan chảy đều.

  • Sau khi hỗn hợp đã tan chảy đều thì tắt bếp lửa rồi cho mật ong vào dùng cây đánh trứng khuấy đều.
  • Sau cùng thì cho bơ đã cắt nhỏ vào dùng cây đánh trứng mix đều đến khi bơ tan chảy hết và hòa đều vào hỗn hợp.
  • Khúc này, các bạn có thể cho thêm 1 teaspoon rượu rhum hay sake hay brandy rồi khuấy đều để tạo hương thơm cũng rất độc đáo. Tuy nhiên, trong mẻ này Mira ko cho rượu vào vì nhà … hết rượu heheh
  •  Đổ hỗn hợp trên vào hộp đã có lót giấy kiếng.

  • Sau đó dùng thêm 1 miếng giấy kiếng nữa phủ lên mặt hỗn hợp chocolate, ém chặt giấy kiếng cho dính sát vào bề mặt sô cô la để không khí không lọt vào được

  •  Cho hộp vào tủ lạnh (ngăn lạnh bình thường, chứ ko phải ngăn đá nha) ướp khoảng 1 tiếng đồng hồ cho sô cô lạnh cứng lại.
  •  Rải đều bột ca cao lên giấy cooking sheet hoặc giấy kiếng , rồi sau khi chocolate đã hơi cứng lại sau 1 tiếng thì ta gỡ 1 mặt giấy kiếng rồi úp nguyên miếng sô cô la lên bột ca cao.

  •  Rồi ta gỡ luôn tấm giấy kiếng của mặt còn lại phía trên, cho bột ca cao vào rây rồi rắc đều lên phía trên bề mặt sô cô la.

Cuối cùng các bạn dùng dao cắt sô cô la thành từng viên. Vì sô cô la rất dính dao nên để cắt sô cô la đẹp và ngon, sau khi cắt 1 nhát dao thì lại dùng khăn giấy ướt lau sạch dao, rồi tiếp tục cắt tiếp nhé.

Món nama chocolate này phải được bảo quản trong tủ lạnh. Các bạn có thể bỏ vào hộp đem tặng bạn bè như hình minh họa dưới của bạn của Mira – MOF,  hoặc cho ra dĩa để “xực” liền như hình của Mira chụp nha.

Hình minh họa Sô cô la tươi Koibito của MOF, bạn của Mira ở Sài gòn

Còn đây là sô cô la tươi Mira tự làm, cho ra dĩa để ăn liền, không tặng ai hết ehhe...Mấy viên kẹo màu rắc trên chocolate chỉ dùng cho mục đích chụp hình cho đẹp chứ không ảnh hưởng gì đến chocolate hết nha

Sáng sớm tỉnh dậy lôi Nama Chocolate, với lớp phủ Cacao ra ăn tiếp, tiện thể chộp thêm 1 tấm hình nữa

Home made Pumpkin Carbonara for Xmas day !!!


Mấy hôm nay vợ chồng nhà Mira đi chơi ăn hàng ngoài đường thôi, nhưng hôm nay là ngày Xmas thì lại về nhà ăn cơm nhà vì ngày mai là thứ 2 phải đi làm, hết rong chơi được nữa rồi. Trên đường về nhà, 2 vợ chồng ghé quán cà phê Komeda yêu thích, uống cà phê, đọc tạp chí hehe, và vô tình Mira lượm được công thức làm món Spaghetti của Ý: Pumpkin Carbonara khá hấp dẫn, nên vội vàng ghi chép lại để tối nay về nhà trổ tài… Hỏi anh Google thì được biết món spaghetti Carbonara tên nguyên gốc là Pasta Alla Carbonara, là món mì của Ý được ra đời vào giữa thế kỉ 20. Đặc điểm cách chế biến truyền thống của Carbonara là đầu tiên ta sẽ xào Bacon hay các nguyên liệu khác trước bằng dầu olive, sau đó cho spaghetti vào chảo nấu chung trong vài phút cho mềm, và cuối cùng sẽ trộn spaghetti với hỗn hợp trứng gà, cheese, sữa  hay cream và bơ và xào sơ sao cho trứng gà không chín hẳn mà vẫn còn ở dạng chất lỏng ướt ướt.

Thôi tìm hiểu trên anh Google sơ sơ vậy thôi, muốn hiểu rõ hơn thì chúng ta cùng bắt tay nhau làm thử món Pumpkin Carbonara sau đây nhé:

Nguyên liệu: cho 1 người ăn

1 miếng Bacon xắt sợi khoảng 1 cm

80 g Bí đỏ Pumpkin xắt thành viên khoảng 2 cm

1/4 củ hành tây xắt lát thiệt mỏng

1//4 ớt chuông đỏ cũng xắt lát thiệt mỏng

1 bó mì spaghetti (khoảng 80 g)

250 cc nước và 1 teaspoon bột nêm

Hỗn hợp A: 70 ml sữa, 2 tablespoon cheese powder, 1 cái lòng đỏ trứng gà , trộn tất cả đều lên.

Trang trí: tiêu đen, parsley và cheese powder.

Cách thực hiện:

1. Dầu olive cho vào chảo, để lửa medium rồi cho hành tây và ớt chuông vào xào đến khi mềm thì cho bacon vào xào chung.

2. Sau đó cho bí đỏ vào xào sơ, rồi cho 250 cc nước và 1 teaspoon bột nêm vào đun đến khi nước sôi.  Rồi ta bẻ mì spaghetti làm đôi rồi cho vào chảo nấu chung khoảng 7 phút cho spaghetti chín ( nhớ đậy nắp chảo và để lửa medium).

3. Sau 7 phút, mở nắp chảo ra rồi lấy phới ấn nhẹ lên bí đỏ cho nát ra 1 phần, trộn đều lên với mì.

Rồi cho hỗn hợp A vào, để lửa lớn, nhanh tay trộn sơ rồi bắt bếp xuống (nhớ đừng xào lâu quá thì trứng trong hỗn hợp A sẽ chín và cứng lại, không còn

ở dạng chất lỏng ướt ướt như đặc điểm của món Carbonara nữa )

4. Cho mì ra dĩa, rắc Cheese powder, parsley, và tiêu đen lên cho đẹp mắt rồi … ăn ehhe

Bánh khúc gỗ – Buche de Noel !!!


Mỗi năm vào dịp Noel, cô giáo dạy tiếng Nhật và mình luôn cùng nhau tập làm bánh Xmas. Và năm nay thầy và trò cùng nhau thử nghiệm 1 loại bánh mới, bánh khúc gỗ Noel hay còn được gọi là Buche de Noel. Thật ra chủ yếu là Cô mình làm, mình có công trang trí cái bánh và đứng kế bên chụp hình và viết công thức để share cho mọi người ehhee…

Trước khi vào bếp, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lịch sử của bánh khúc gỗ – Buche de Noel nhé! Bánh khúc gỗ là 1 loại bánh kem tráng miệng truyền thống vào dịp Giáng sinh ở Pháp, Bỉ, Canada, Lebanon, và các nước trong khối Pháp ngữ , nên tất nhiên là có cả Việt nam nữa. Như chính tên gọi, bánh này được tạo hình như 1 khúc gỗ mục sắp sửa được cho vào lò sưởi để tạo hơi ấm cho mọi người trong những đêm đông lạnh. Bánh buche truyền thống thường được làm từ bánh roll cake, với lớp vỏ bánh truyền thống màu vàng từ trứng gà, đường và bột mì. Sau đó bên trong nhân bánh thường là kem chocolate và cuối cùng bánh sẽ được cuộn tròn lại như khúc gỗ. Để phần tạo hình thêm sinh động, ta sẽ cắt 1 ít chiều dài bánh và đặt lên phía trên thân bánh để tạo hình nhánh cây cụt, và dùng nĩa kéo những vạch trên phần kem bánh để tạo vân cho khúc gỗ. Ngày nay, bánh khúc gỗ có nhiều biến tấu khác nhau với vỏ bánh bằng chocolate, espresso, hạnh nhân … còn nhân bánh thì có thể thêm trái cây như strawberry này nọ vào.

Còn bây giờ, mọi người sẽ cùng Mira làm chiếc bánh khúc gỗ có vỏ bánh chocolate, và nhân bánh là kem chocolate và dâu tươi nhé !

Nguyên liệu: 

Phần đế bánh roll cake:

3 cái trứng gà

50 g Đường

45 g Cake Flour

5 g Chocolate Powder

Phần chocolate cream

100 g Chocolate

200 ml Fresh Cream hay whipping cream

1 ít dâu tươi

Cách thực hiện

Phần vỏ bánh Roll Cake:

Bước 1. Cake flour và Chocolate Powder trộn lại rồi đem rây 2 lần.

Bước 2 : 3 cái trứng gà dùng mixer khuấy đều, rồi sau đó cho đường (chia thành nhiều phần) vào mix đều cho đến khi nào hỗn hợp trở nên mịn và đều như vầy là được.

Bước 4: Sau đó cho phần bột ở Bước 1 vào dùng phới trộn đều

Bước 5: Rồi cho hỗn hợp đó vào khuôn đã được trải giấy nướng, dùng phới tráng bề mặt bánh cho phẳng phiu.

Bước 6: Lò nướng set ở nhiệt độ 220 độ nướng trong vòng 8 phút, sau khi bánh chín lấy bánh ra lật ngược mặt bánh lại rồi để nguội để chuẩn bị trét chocolate cream lên.

Phần kem tươi Chocolate

Bước 7: Cho Chocolate và 1 phần kem tươi vào nồi cách thủy đun tan chảy đều, hoặc cho vào micro wave để đun chảy cũng được.

Bước 8: Phần kem tươi còn lại dùng mixer để đánh bông kem tươi.  Chú ý để đánh bông kem phải lưu ý lau sạch tô và dụng cụ đánh trứng cho khô ráo, không bị dính nước, hoặc nếu được thì cho tô vào cây đánh trứng vào tủ lạnh cho lạnh lên thì đánh kem sẽ dễ hơn. Khi dùng dụng cụ đánh trứng để đánh kem tươi thì lúc đầu ta đánh nhẹ rồi sau đó mới tăng level lên mạnh dần, vì lúc đầu mà đánh mạnh quá thì kem có thể bị nóng lên và không thành dạng bông kem được.

Bước 9: Cho hỗn hợp chocolate ở bước 7 vào hỗn hợp bông kem ở phần 8 rồi mix đều lên.

Trét kem và tạo hình bánh

Bước 10: Phần đế bánh sau khi để nguội thì ta lật mặt bánh lại rồi trét 1 phần hỗn hợp kem chocolate ở bước 9 vào rồi sắp xếp trái dâu (cắt làm 2) lên như trên hình.

Bước 11: Sau đó cuộn bánh lại , rồi ta cắt 1/6 chiều dài bánh để đặt lên bề mặt bánh làm nhánh cây, như trong hình. Sau đó sử dụng phần kem chocolate còn lại phủ lên toàn bộ bề mặt bánh. Để tạo vân cho khúc gỗ, ta có thể sử dụng nĩa kéo trên bề mặt kem như trên hình

Cuối cùng thì trang trí theo cách mà bạn yêu thích nhé, còn đây là cách Mira trang trí bánh khúc gỗ của mình nè !!!

Merry -to-be Xmas !!!

Colorful sushi for Xmas – Inari sushi


Lần trước mình đã giới thiệu với các bạn món sushi trộn – Chirashi zushi – vô cùng đẹp mắt và ngon lành rồi, và có bạn nào thử làm chưa? ( Để xem lại công thức xin vào đây:  https://mirachankitchen.wordpress.com/2011/12/05/chirashi-zushi-sushi-tr%e1%bb%99n/

Và nhân dịp Xmas, mình giới thiệu tiếp với các bạn 1 món sushi khác, cũng khá phổ biến ở Nhật, gọi tên là Inari sushi. Món này đặc điểm là  cơm sushi cho vào miếng tàu hủ chiên theo kiểu Nhật (gọi là Inari Age). Tàu hũ loại này bạn có thể làm ở nhà, má chồng của mình có lần chỉ mình làm nhưng “vất vả” và tốn thời gian quá nên mình chỉ thường ra tiệm mua loại làm sẵn rồi về cho cơm sushi vào rồi ăn thôi heheh

Inari Age làm sẵn mua ở siêu thị

Như vậy để làm món này đầu tiên chuẩn bị tàu hũ chiên Inari Age, rồi sau đó làm cơm sushi, giống như cách mình đã hướng dẫn trong món Chirashi zushi, mình copy lại cho các bạn xem như sau

Cơm nấu chín, cho ra thau , để nguội, rồi trộn dấm sushi với cơm. Dấm sushi bạn có thể ra mấy tiệm bán thực phẩm của Nhật để mua những loại pha sẵn, hoặc bạn có thể tự pha theo công thức như sau.

Cách làm giấm sushi (cho khoảng 300 g gạo)

Mix 50 ml dấm gạo, 1 muỗng table spoon đường, 1/2 muỗng table spoon dấm ngọt mirin của Nhật và 1/2 table spoon muối. Sau đó cho hỗn hợp lên nồi đun ở lửa nhỏ cho đường và muối tan đều.

cơm sushi

Sau đó bạn chỉ việc cho cơm sushi vào bên trong miếng tàu hũ và rắc nhiều món yêu thích lên mặt. Nhân dịp Xmas thì chúng ta nên sử dụng nhiều gam màu sôi động như đỏ, vàng, xanh như dưa leo, trứng tôm, trứng cá hồi, trứng chiên xắt mỏng, sashimi các loại, thanh cua Crab meat xé sợi trộn với Mayonnaise, rong biển, etc.

Cho cơm sushi vào bên trong Inari Age

Tips: Nếu các bạn không mua được tàu hũ kiểu Nhật hoặc không thích món này thì có thể xài những cốc nhỏ bằng thủy tinh rồi cho ít cơm sushi vào, sau đó rắc nhiều món lên bề mặt nhìn cũng rất hay và rực rỡ, vô cùng phù hợp cho Xmas và những dịp lễ party khác nữa.

Sushi đủ màu sắc cho 1 ngày Giáng sinh vui nhộn !

Súp bí đỏ


Mấy hôm nay không có thời gian để nấu món nào ra hồn để chụp hình và post công thức khoe mọi người. Tuy nhiên hôm qua mới làm thử món súp bí đỏ, công thức làm theo ABC cooking studio ở Nhật, nơi mình đang theo học nấu ăn và thấy rất ngon… Hằng ngày nấu canh ăn cơm là bình thường rồi, nên Noel đến mình phải thay đổi không khí bằng món súp bí đỏ này nhé mọi người… Món súp này với màu sắc sinh động rất phù hợp cho những dịp lễ đặc biệt như Giáng sinh, ngoài ra với hương vị ngọt, ngon, thơm lành chắc chắn sẽ làm sưởi ấm mọi con tim vào những ngày đông lạnh …

Nguyên liệu: (cho 4 chén súp)

A: gồm 200 cc sữa tươi và 60 g tỏi

B: gồm 240 g bí đỏ; 1/4 muỗng teaspoon muối; 10 g Bơ

C: gồm 160 cc nước; 1/2 teaspoon bột nêm

1 ít muối và đường để nêm nếm lại sau cùng

Cách thực hiện:

  • Phần A: Tỏi cắt làm 2, hoặc 3 cho  vào sữa tươi đun lửa nhỏ đến khi tỏi chín mềm thì vớt tỏi bỏ đi, rồi để sữa tươi qua 1 bên. Nếu sữa tươi bị cạn bớt thì cho thêm sữa cho đúng dung lượng ban đầu là 200 cc
  • Phần B: Bí đỏ cho vào micro wave quay 1 tí cho mềm để dễ gọt vỏ và xắt nhỏ ra.

Sau đó cho 10 g Bơ vào nồi đun chảy rồi cho bí đỏ vào xào cho thơm, và nêm nếm với 1/4 muỗng teaspoon muối

  • Phần C: Sau khi bí đỏ đã được xào sơ thì ta cho 160 cc nước và 1/2 teaspoon bột nêm vào đun lửa nhỏ. Khi thấy bí đỏ đã chín mềm và nước sôi thì ta tắt bếp, bắc nồi xuống để cho nguội bớt.

Tiếp theo ta cho 1/2  hỗn hợp sữa ở phần A vào rồi dùng blender hoặc máy  mixer để đánh cho bí đỏ tan nhuyễn hết

Cuối cùng ta cho thêm phần sữa còn lại ở hỗn hợp A vào rồi cho lên nồi đun sôi thêm lần nữa.

Sau cùng thì ta nêm nếm lại với 1 ít đường và muối cho vừa miệng là xong.

Soup bí đỏ thơm ngọt ngon lành sẽ làm ấm lòng mọi con tim vào những ngày đông lạnh

Snow man !


Công thức cho 4 ông snow man !

100 gram Cream Cheese

4 cái bánh Cookie Chocolate chips

Bút vẽ bánh kem ( bao nhiêu màu tùy thích)

90 g White chocolate

1 it Xác dừa vụn để làm tuyết

Chuẩn bị

Cream cheese lấy ra khỏi tủ lạnh, để ở nhiệt độ phòng

Bánh cookie dùng tay bẻ vụng, nhỏ ra

Bút vẽ bánh kem và white chocolate cho vào tô cho vào nồi đựng nước nóng sôi cho tan chảy ra, sau đó lấy ra để nguội.

Thực hiện

Bước 1: Cream cheese dùng mixer đánh tan, rồi cho bánh cookie đã bẻ vụng vào, dùng phới trộn đều !

Bước 2: Sau đó cho hỗn hợp vào wrap ni lông quấn lại thành hình tròn như viên kẹo, rồi bỏ vào tủ đá khoảng 1 tiếng cho đông lạnh